SF6 trong phẫu thuật cắt dịch kính

SF6 trong phẫu thuật cắt dịch kính

29/04/2022

SF6 trong phẫu thuật cắt dịch kính

 

SF6 trong phẫu thuật cắt dịch kính được ứng dụng như thế nào và mang lại hiệu quả ra sao. Để có thể hiểu rõ hơn thì các bạn hãy cùng VIETNAMGAS tìm hiểu thông tin về ứng dụng đặc biệt của khí SF6 qua bài viết sau. 

 

Phẫu thuật cắt dịch kính là gì? 

phau-thuat-cat-dich-kinh

Trước tiên, để hiểu rõ hơn về ứng dụng của SF6 trong phẫu thuật cắt dịch kính. Chúng ta cùng tìm hiểu về dịch kính cũng như phẫu thuật cắt dịch kính.

Dịch kính:

Dịch kính là chất nhầy trong suốt, chứa đầy buồng sau của nhãn cầu, chiếm khoảng 2/3 thể tích nhãn cầu. Cấu tạo của nó chủ yếu là nước, lưới collagen, chất cơ bản giàu acid hyaluronic và tế bào dịch kính. 

Vùng đáy dịch kính hay còn được gọi là nền dịch kính (vitreous base), là vùng quan trọng liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau, vùng nền lan ra dần ra sau theo tuổi. Màng dịch kính ở phía trước sẽ dính vào thể thủy tinh, ở phía sau dính với võng mạc hoàng điểm, đĩa thị và đôi khí còn dính với những mạch máu võng mạc. 

Phẫu thuật cắt dịch kính là gì?

Phẫu thuật cắt dịch kính là loại phẫu thuật giúp loại bỏ một phần hoặc toàn bộ dịch kính trong mắt người bệnh. Nếu như đối với cắt dịch kính bán phần trước giúp chữa trị các bệnh lý trong thủy tinh thể và các cấu trúc khác của mắt. Thì phẫu thuật cắt dịch kính qua đường pars plana thường sẽ can thiệp sâu hơn vào những phần phía sau mắt, loại bỏ một phần hoặc hoàn toàn dịch kính.

Phẫu thuật cắt dịch kính, bóc màng ngăn trong kết hợp với sử dụng khí nở nội nhãn được thực hiện đầu tiên bở Kelly và Wendel. Và hiện nay, kĩ thuật này đã trở thành tiêu chuẩn trong phẫu thuật. 

Ứng dụng khí SF6 trong phẫu thuật cắt dịch kính:

SF6 là tên viết tắt của khí lưu huỳnh hexaflorua, là một chất vô cơ, không màu, không mùi, không cháy. Và là một khí nhà kính vô cùng mạnh mẽ và chất cách điện tốt. 

  • SF6 có hình học bát diện, gồm 6 nguyên tử Flo được gắn với nguyên tử lưu huỳnh trung tâm, là một phân tử tăng dần.
  • Với đặc điểm, sức mạnh điện môi gấp 2 lần so với không khí, không độc không chát và không ăn mòn, ổn định về mặt hóa học và khó bị đánh thủng, phân tử SF6 có khả năng dập hồ quang hiệu quả, giúp giảm hao mòn các tiếp điểm của thiết bị cũng như số lần bảo trì.
  • Bên cạnh đó, nó có khả năng truyền nhiệt tốt, giúp tản nhiệt làm giảm nhiệt độ cho thiết bị khi hoạt động. Chính vì thế, nó được áp dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

Top 4 ứng dụng của khí SF6

  • Trong đó, đối với ngành y tế Khí SF6 được sử dụng khá nhiều trong phẫu thuật cắt dịch kính. 
Ứng dụng của khí sf6 trong y tế
Ứng dụng của khí sf6 trong y tế

Hiệu quả khi dùng khí SF6 cho phẫu thuật cắt dịch kính:

Khí SF6 sẽ được bơm vào mắt cố định võng mạc, giúp cải thiện thị lực của người bị bong võng mạc mắt. Ngoài ra, còn được tiêm vào mắt trong những ca phẫu thuật mắt phức tạp.

Việc sử dụng khí SF6 giúp ngăn dịch kính hóa lỏng chảy xuống khoang dưới hoàng điểm, giúp tạo điều kiện làm cho biểu mô sắc tố bơm nốt lượng dịch dưới võng mạc còn sót lại. Nó giúp tạo ra sức căng bề mặt giữa bóng khí và bề mặt võng mạc để kéo gần mép lỗ hoàng điểm lại. Đồng thời, là cầu nối cho sự di cư của tế bào thần kinh đệm, nối giữa 2 mép của lỗ hoàng điểm. 

Một số minh chứng cụ thể cho tác dụng SF6 này:

cat-dich-kinh

Vào năm 1995 Chan và cộng sự báo cáo đối với 19 trường hợp lỗ hoàng điểm trong giai đoạn từ 1 đến 3 được điều trị với việc tiêm khí nở vào buồng dịch kính nhằm làm giảm sự co kéo dịch kính hoàng điểm do bong dịch kính sau. Kết quả đạt thành công 18/19 trường hợp sau thời gian 2-9 tuần. 

Đến năm 2007, một nghiên cứu so sánh được thực hiện bởi Mori và cộng sự báo cáo về kết quả điều trị lỗ hoàng điểm ở giai đoạn 2 với việc bơm SF6 nội nhãn. Bong dịch kính sau đạt được 95% trường hợp (19/20) với 50% thành công về giải phẫu. 

Các phẫu thuật viên có nhiều sự lựa chọn loại khí nội nhãn trong phẫu thuật lỗ hoàng điểm, và thời gian tồn tại của từng loại khí nội nhãn cũng vì thế mà khác nhau tùy vào mục đích sử dụng: SF6 (2-2,5 tuần), C2F6 (4-6 tuần), C3F8 (8-11 tuần)

Vào năm 2008, một nghiên cứu hồi cứu trên 79 mắt cho thấy tỷ lệ đóng lỗ của SF6 là 90%, C3F8 là 91%. Tuy nhiên, vào năm 2015 một nghiên cứu trên 59 mắt ngẫu nhiên sử dụng SF6 và C3F8, tỷ lệ thành công đóng lỗ tương ứng là 93,3% và 92,9%.  Thị lực cải thiện trung bình 17,7% ở nhóm SF6 và 16,9% ở nhóm C3F8. 

Bên cạnh khác, một nghiên cứu khác trên 78 bệnh nhân có thấy tỷ lệ đóng lỗ là 87% ở nhóm dùng SF6 và 90% ở nhóm dùng C2F6 không nằm sấp. Sau phẫu thuật 6 tháng, thị lực trung bình cải thiện từ mức 0,78 – 0,38 logMAR ở nhóm SF6 và từ 0,81- 0,44 logMAR ở nhóm C2F6.

 Chính vì hiệu quả mà SF6 mang lại, hiện nay việc phẫu thuật cắt dịch kính chủ yếu dùng khí SF6. Khí còn lại như C3F8,… chỉ sử dụng cho một số ca phẫu thuật phức tạp với khe mổ nhỏ.

Bài viết tương tự